Mua bán nợ chuyên nghiệp

Cần có thị trường Mua bán nợ chuyên nghiệp để xử lý nợ xấu ?

Thị trường tài chính Việt Nam đang ngày càng phát triển và đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Hiện nay, thị trường tài chính đang trong quá trình phát triển nên việc phát sinh nợ trong các giao dịch ngày càng nhiều .

Tuy vậy, một số phân khúc thị trường mới vẫn ở trong giai đoạn phát triển ban đầu, điển hình như thị trường mua bán nợ chuyên nghiệp. Bài viết giới thiệu tổng quan về thị trường mua bán nợ và đề xuất những định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế phát triển thị trường này trong thời gian tới.

Theo số liệu của NHNN, từ năm 2012 đến cuối tháng 8/2019, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 968.890 tỷ đồng nợ xấu, trong đó nợ xấu do các TCTD tự xử lý là 629.200 tỷ đồng (chiếm 64,94% tổng nợ xấu xử lý), còn lại là bán nợ (bao gồm bán nợ cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) và tổ chức, cá nhân khác) chiếm 35,06%.

Số liệu trên cho thấy, mặc dù tồn tại một khối lượng nợ xấu lớn có thể chuyển hóa thành hàng hóa cho TTMBN, song đại bộ phận các TCTD hiện nay chưa thực sự tích cực trong việc bán nợ xấu cho VAMC. Các TCTD chủ yếu tự xử lý nợ xấu thông qua trích lập dự phòng rủi ro, xử lý tài sản đảm bảo, tái cơ cấu nợ.

Minh bạch thị trường mua bán nợ

Theo nhiều lãnh đạo ngân hàng, nợ xấu khó có thể được xử lý triệt để nếu không có một thị trường mua bán nợ đúng nghĩa. Mặc dù nguồn cung về nợ xấu khá lớn, nhưng số lượng công ty chuyên về mua bán nợ xấu lại không nhiều, mới chỉ có VAMC, Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC), các công ty mua bán nợ của các tổ chức tín dụng và một số tổ chức, cá nhân khác.

Vì vậy, theo chuyên gia tài chính Cấn Văn Lực, cần phải sớm thành lập thị trường mua bán nợ vì các lý do. 

 Thứ 1:  khi thiết lập một thị trường mua bán nợ sẽ giúp cho việc mua bán nợ được chính thức hoá hơn, bởi lâu nay thị trường này tuy vẫn diễn ra nhưng chỉ là giữa các ngân hàng với các tổ chức tín dụng và giữa các tổ chức tín dụng với VAMC chứ chưa được phát triển ra bên ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư tư nhân cả trong và ngoài nước. 

Thứ 2:  khi có thị trường như vậy thì sẽ có nhiều nhà đầu tư hơn, thúc đẩy thanh khoản và các món nợ xấu được luân chuyển nhanh hơn. Cuối cùng, sẽ góp phần phát triển chung vào thị trường tài chính Việt Nam, gồm thị trường trái phiếu và thị trường vốn Việt Nam. 

Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính-tiền tệ quốc gia cũng cho rằng việc giải quyết, sắp xếp lại hệ thống ngân hàng thương mại trong thời gian qua chỉ chống được sự đổ vỡ, nhưng làm thế nào để nâng cao năng lực quản trị và làm sạch dứt điểm nợ xấu trong sổ sách của các ngân hàng mới là vấn đề quan trọng. 

“Một số ngân hàng thương mại có vốn nhà nước đã cổ phần hóa, nhưng thực chất vẫn không thay đổi nhiều, Nhà nước vẫn nắm tỷ lệ lớn. Sở hữu chéo trong ngành ngân hàng từng bước được giải quyết, song chưa triệt để…,” ông Lịch lo lắng.

Cũng theo vị chuyên gia này, công cuộc xử lý tồn đọng và nợ xấu trong hệ thống ngân hàng mới đi được hơn nửa chặng đường, nên trong những năm tới cần phải giải quyết triệt để các vấn đề căn bản của hệ thống, kể cả khung pháp lý, đặc biệt là việc thành lập thị trường mua bán nợ. Bởi một khi thị trường này chưa hình thành, muốn giải quyết được nợ xấu là vô cùng khó khăn.

Tuy nhiên, với bối cảnh khó khăn trước mắt, để xử lý nợ xấu một cách hiệu quả, các chuyên gia cho rằng vấn đề “căn cốt” là doanh nghiệp phải phục hồi sản xuất kinh doanh, từ đó mới có nguồn vốn trả nợ ngân hàng thì việc xử lý nợ xấu cũng sẽ “thuận buồn, xuôi gió”.

Tạo lập sàn giao dịch mua bán nợ

Hiện nay, việc mua bán nợ tại Việt Nam chủ yếu được thực hiện trên thị trường sơ cấp hoặc các tổ chức tự mua bán với nhau mà không qua bất kỳ sàn giao dịch nào. Việc từng bước tạo lập sàn giao dịch mua bán nợ và thiết lập cấu trúc thị trường sơ cấp và thứ cấp là yêu cầu tất yếu hiện nay. Đối với nợ xấu, hai công ty DATC và VAMC sẽ là nền tảng để hình thành nên sàn Mua Bán Nợ xấu của Doanh Nghiệp và nợ xấu của các Tồ Chức Tín Dụng.

An Khang – Chúng tôi là ai? Xin xem thêm 

Và bạn cũng cần biết rõ về quy trình mua nợ xấu của An Khang, xin xem tại

Mọi chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY MUA BÁN NỢ AN KHANG

Địa chỉ : 196/7 Cộng Hòa, P.12, Tân Bình, Tphcm

Hotline: 0903 90 5979 – 0913 90 5979

Email : muabannoankhang2013@gmail.com

Website: https://muabannoankhang.com

 

Bài viết liên quan
0903 90 5979